Năm 2022,ôithấybịcoithườngkhiđidulịchtrongnướlightyear Việt Nam đón 101 triệu lượt khách nội địa, tăng đáng kể so với con số 85 triệu lượt năm 2019. Trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách nội địa của Việt Nam đạt 76,5 triệu, gấp khoảng 11 lần khách quốc tế. Thị trường nội địa luôn đóng vai trò quan trọng đối với du lịch Việt cả về lượt khách lẫn doanh thu, được xem là "công cụ tạo đòn bẩy" phục hồi toàn ngành du lịch.
Tuy nhiên, theo khảo sát về nhu cầu đi du lịch nước ngoài của khách du lịch Đông Nam Á trong quý II, Việt Nam là nước có mức tăng trưởng cao nhất. Việc khách Việt rời bỏ "sân nhà" đặt ra thách thức lớn cho những người làm du lịch trong nước trong việc giữ chân du khách nội địa.
Có nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó vấn đề chặt chém và tâm lý coi thường khách Việt có thể xem là nguyên nhân chính khiến người Việt không thể nào chấp nhận được dịch vụ du lịch trong nước.
Tôi từng được công ty tặng cho hai vé du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở một resort nổi tiếng thuộc miền Trung. Đến giữa tháng 10 năm đó, tôi và vợ liên hệ với resort để đặt phòng. Qua trao đổi, đại diện resort nói với chúng tôi rằng loại phòng như trong vé đã hết vì lượng khách quá đông. Họ đề nghị chúng tôi trả thêm tiền để có phòng tốt hơn. Vì không muốn bỏ lỡ chuyến du lịch nên tôi cũng đồng ý.
Khi chúng tôi đến nơi, quan sát toàn bộ resort rộng lớn cũng chỉ thấy lác đác có khoảng hơn 10 khách. Điều này cũng dễ hiểu vì tháng 10 cũng không phải là cao điểm du lịch. Tuy nhiên, vì đã đặt phòng mới rồi nên tôi cũng không muốn thắc mắc với phía resort vì chuyện họ kêu hết phòng và yêu cầu chúng tôi đổi phòng cao cấp hơn.
>> Bốn lần đi du lịch Thái Lan vẫn chưa thấy chán'
Sau khi hoàn tất thủ tục nhận phòng, hai người chúng tôi nhận được nhân viên resort dẫn tới căn phòng có nội thất rất bình thường, không có gì gọi là cao cấp giống như quảng cáo, cũng không xứng đáng với số tiền mà chúng tôi đã trả. Căn phòng ở chính giữa dãy nhà ba tầng, toàn bộ phòng tầng dưới và tầng trên đều không có khách ở. Việc đó khiến chúng tôi cảm thấy có chút bất an. Nuốt giận để sự khó chịu không làm ảnh hưởng kỳ nghỉ của hai vợ chồng, chúng tôi dặn lòng nhắm mắt bỏ qua.
Thế nhưng, có một chuyện khiến tôi không thể chấp nhận được nữa. Đó là khi đi ngang qua quầy tiếp tân, tôi nghe cô nhân viên nói chuyện bằng tiếng Anh với một vị khách nước ngoài rằng "toàn bộ khách lưu trú ở đây sẽ được mượn xe đạp để đi dạo miễn phí". Khấp khởi vì thông tin nghe được, tôi tiến lại, vui vẻ chào hỏi nữ nhân viên và ngỏ ý được mượn xe đạp để đi dạo.
Thế nhưng, khi tôi vừa dứt lời, cô nhân viên chỉ đáp gọn lỏn: "Xin lỗi, khách Việt không được mượn xe ạ". Tôi thắc mắc "vì sao lại có sự phân biệt đối xử giữa người Việt với người nước ngoài như thế?". Cô nhân viên bối rối, ngập ngừng một hồi, rồi trả lời chống chế: "Bên em hết xe rồi ạ".
Các bạn hãy thử đặt mình vào trường hợp của tôi, háo hức đi du lịch nhưng lại nhận được thái độ đón tiếp như vậy, liệu các bạn có thể vui được không? Theo tôi, chính sự coi thường du khách trong nước - những người đóng góp chính cho sự phát triển của ngành du lịch - đang khiến người Việt quay lưng với du lịch nước nhà.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.