Ebay

21 ỨNG VIÊN "TRƯỢT" Ở VÒNG XÉT CUỐI CÙNGNg&a misa

【misa】Vì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi 'thiếu liêm chính' vẫn được thông qua?

21 ỨNG VIÊN "TRƯỢT" Ở VÒNG XÉT CUỐI CÙNG

Ngày 6.11,ìsaonhiềuứngviênGSPGSbịnghithiếuliêmchínhvẫnđượcthômisa Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐ GSNN) công bố danh sách ứng viên giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) đã được HĐ GSNN nhiệm kỳ 2018 - 2023 thông qua tại phiên họp lần thứ 12 (từ ngày 4 - 5.11).

Vì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi “thiếu liêm chính” vẫn được thông qua ? - Ảnh 1.

Phiên họp lần thứ 12 của HĐ GSNN nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã thông qua danh sách 630 ứng viên GS, PGS

HĐ GSNN

Trao đổi với Báo Thanh Niên, một đại diện Văn phòng HĐ GSNN cho biết danh sách ứng viên GS, PGS được HĐ GSNN thông qua gồm 630 người, kể cả 2 HĐ ngành khoa học an ninh và khoa học quốc phòng. Trong đó, có 58 ứng viên GS, 572 ứng viên PGS. Số ứng viên được các HĐ ngành thông qua là 651, trong đó 60 ứng viên GS, 591 ứng viên PGS. Như vậy, có 2 ứng viên GS và 19 ứng viên PGS tuy đã được các HĐ ngành thông qua nhưng không được HĐ GSNN thông qua, tỷ lệ ứng viên đạt kết quả xét ở cấp nhà nước là 97% so với số lượng ứng viên các HĐ ngành đưa lên.

Theo thống kê của Thanh Niên, ngành có nhiều ứng viên GS, PGS qua được vòng xét cuối cùng là kinh tế, với 92 ứng viên (6 GS, 86 PGS); tiếp đến có liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm, 54 ứng viên (6 GS, 48 PGS); liên ngành cơ khí - động lực, 43 ứng viên (6 GS, 37 PGS); y học, 63 ứng viên (6 GS, 57 PGS).

"NHỜ" ĐƠN THƯ NẶC DANH, NHIỀU TRƯỜNG HỢP TỰ RÚT

Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng HĐ GSNN, cho biết năm nay có nhiều ứng viên dù đã được các HĐ ngành thông qua nhưng đến vòng xét cấp HĐ nhà nước thì xin rút. Thậm chí, ngay trong khi HĐ GSNN họp phiên 12 trong các ngày từ 4 - 5.11 vẫn có đơn xin rút. Phần lớn các trường hợp xin rút không hoàn toàn tự nguyện, mà là do có liên quan tới các phản ánh về liêm chính khoa học (LCKH) thông qua các đơn thư nặc danh hoặc trên mạng xã hội, đặc biệt trên trang Facebook LCKH.

Ông Tuấn cho biết trong suốt mùa xét GS, PGS 2023, cho đến nay, Văn phòng HĐ GSNN chỉ nhận được 2 đơn chính danh. Trong 2 đơn này, một đơn tố cáo một ứng viên ngành sinh học vi phạm LCKH, một đơn tố cáo một ứng viên liên ngành triết - xã hội - chính trị được xét sai chuyên ngành. Sau khi xác minh, Văn phòng HĐ GSNN xét thấy các tố cáo này không có căn cứ. Vì vậy, cả hai ứng viên đều được đưa vào xét vòng cuối và đều được HĐ GSNN thông qua.

Nhưng đơn thư nặc danh thì Văn phòng HĐ GSNN nhận được khá nhiều. Ngoài ra, văn phòng cũng theo dõi thông tin phản ánh về các ứng viên trên trang LCKH. Sau đó, văn phòng tổng hợp thông tin và gửi cho các HĐ ngành, đề nghị các HĐ ngành xem xét. "Với những đơn thư nặc danh hoặc các phản ánh ẩn danh trên LCKH, nếu nội dung tố cáo, phản ánh chung chung kiểu như đạo đức kém, hay đạo văn… mà không chỉ ra sản phẩm cụ thể hoặc không nêu nội dung tố cáo cụ thể thì Văn phòng HĐ GSNN báo cáo xin phép bộ trưởng để không chuyển tới các HĐ ngành. Những đơn nặc danh hoặc phản ánh mà có nội dung cụ thể thì Văn phòng HĐ GSNN chuyển cho các HĐ ngành, để các HĐ xem xét, sau đó có văn bản giải trình. Văn phòng HĐ GSNN tổng hợp và báo cáo HĐ GSNN. Hầu hết các nội dung đều được HĐ GSNN xem xét thông qua giải trình của các HĐ ngành, cái gì cần làm rõ thì đưa ra chất vấn. Một số trường hợp ứng viên tự rút là do kết quả của quy trình xử lý này. Còn lại thì HĐ GSNN đánh giá và bỏ phiếu", ông Tuấn cho biết.

Vì sao nhiều ứng viên GS, PGS bị nghi 'thiếu liêm chính' vẫn được thông qua? - Ảnh 2.

HĐ GSNN nhiệm kỳ 2018 - 2023

HĐ GSNN

NHIỀU HỒ SƠ BỊ NGHI "THIẾU LIÊM CHÍNH" VẪN ĐƯỢC THÔNG QUA

Mùa xét GS, PGS năm nay diễn ra trong bối cảnh nền khoa học VN còn nhiều điểm mờ, khó phân định nhà khoa học liêm chính hay không liêm chính. Nhiều ứng viên bị tố trên mạng xã hội là có dấu hiệu "thiếu liêm chính", tuy nhiên, trong danh sách ứng viên đã được HĐ GSNN thông qua có tên các ứng viên này.

Điển hình có một ứng viên GS ngành y bị tố cáo là kê khai số lượng công trình khoa học đã công bố quốc tế (bài báo quốc tế) không trung thực. Ứng viên này có quá nhiều bài, trong khi hồ sơ chỉ kê khai một phần rất nhỏ. Bên cạnh đó, ứng viên cũng bị cáo buộc đã đăng bài trên các tạp chí "săn mồi", một hành vi mà các nhà khoa học nghiêm túc đang chống lại…

Ngành toán là một ngành có tiếng tiếp cận được gần nhất với chuẩn mực nghiên cứu khoa học quốc tế năm nay cũng bị phản ánh là có dấu hiệu bao che cho một số ứng viên bị nghi ngờ vi phạm LCKH. Theo phản ánh trên trang LCKH, nhiều nhà toán học (trong đó có 2 ứng viên GS) đã đăng nhiều bài báo quốc tế mà trong đó phần ghi địa chỉ gồm 2 nơi, một nơi là cơ quan làm việc của ứng viên, một nơi là Trường ĐH Thăng Long, với danh nghĩa có hợp tác với Trường ĐH Thăng Long nhưng thực chất của sự hợp tác này chưa được làm rõ.

Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, đại diện các HĐ ngành liên quan cho biết họ đều không có căn cứ để xác định những ứng viên đó vi phạm LCHK, trong khi các yêu cầu về chuyên môn các ứng viên đều đạt.

GIẢI THÍCH CỦA HĐ GSNN

Về các trường hợp ứng viên của 2 HĐ y, toán mà chúng tôi đã nêu trên, ông Tuấn cho biết riêng trường hợp ứng viên ngành y, HĐ ngành y đã làm rất kỹ, thậm chí họ đã yêu cầu ứng viên phải giải trình. HĐ GSNN cũng đã yêu cầu HĐ ngành giải trình riêng cho trường hợp này. Theo lý giải của ứng viên, sở dĩ ứng viên có số lượng bài báo quốc tế lớn là vì hợp tác nghiên cứu nhiều, tham gia nhiều nhóm nghiên cứu của nhiều đơn vị. HĐ ngành chấp nhận giải trình của ứng viên và cam kết là chịu trách nhiệm trước phần giải trình của HĐ ngành. Theo thông lệ, HĐ GSNN bỏ phiếu thông qua tất cả trường hợp phải giải trình. Theo quy định, ở cấp HĐ nhà nước thì ứng viên chỉ cần đạt 50% số phiếu thuận là được thông qua. "Chính chúng tôi cũng đã thống kê trên Google Scholar thì ra con số bài báo của ứng viên thấp hơn so với con số được nêu trên trang LCKH. Từ sau năm 2021, ứng viên cũng đã giảm nhiều số lượng công bố hằng năm (cao điểm về số lượng công bố của ứng viên là năm 2019)", ông Tuấn nói.

Về trường hợp ghi 2 địa chỉ của ngành toán, ông Tuấn cho biết theo giải thích của HĐ ngành toán thì trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, các ứng viên có mối quan hệ hợp tác với Trường ĐH Thăng Long, nên họ có quyền ghi tên đơn vị này là địa chỉ thứ hai. Về minh chứng cho sự hợp tác đó (chẳng hạn như có hay không sự đồng ý của Viện Toán học VN, cơ quan mà các ứng viên làm việc), ông Tuấn trả lời: "GS Lê Tuấn Hoa là chủ tịch HĐ ngành toán, trước đây từng là Viện trưởng Viện Toán học VN, các ứng viên là cán bộ Viện Toán, Viện Toán có đồng ý cho các ứng viên hợp tác với Trường ĐH Thăng Long hay không thì GS Lê Tuấn Hoa biết rõ".

Từ sự việc ‘bán’ bài báo nghiên cứu khoa học Cơ chế tự chủ cũng là một nguyên nhân

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap