Ebay

Vô duyên với 'thầy ngoại'Năm 2017, khi mới trở l̐ phân tích baccarat

【phân tích baccarat】CLB TP.HCM có thực sự cần HLV ngoại?

Vô duyên với 'thầy ngoại'

Năm 2017,óthựcsựcầnHLVngoạphân tích baccarat khi mới trở lại sân chơi V-League, CLB TP.HCM đã bổ nhiệm ông Alain Fiard vào ghế HLV trưởng. Trong sự nghiệp cầu thủ kéo dài 16 năm, ông Fiard đã chơi 452 trận cho các đội bóng Pháp ở 2 hạng đấu cao nhất (Ligue 1 và Ligue 2).

Tuy nhiên sự nghiệp huấn luyện của ông Fiard trước khi đến CLB TP.HCM rất mờ nhạt, với 4 năm làm trợ lý và 1 năm tạm quyền tại CLB Auxerre. Ngoài mác từng chơi bóng ở Pháp, hiểu biết của HLV này về bóng đá Việt Nam là con số 0. Nhưng bằng một cách nào đó, ông Fiard vẫn được chọn dẫn dắt CLB TP.HCM, và thất bại.

Sau khi HLV Fiard bị sa thải chỉ sau chưa đầy một mùa, CLB TP.HCM lao vào cuộc tìm kiếm những HLV ngoại tiếp theo. Lần lượt Toshiya Miura, Chung Hae-seong, Alexandre Polking được bổ nhiệm, với mức lương, lót tay lên tới hàng tỉ đồng.

CLB TP.HCM có thực sự cần HLV ngoại?  - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo được đồn đoán đang đàm phán với CLB TP.HCM

VFF

Với 4 HLV ngoại trong 4 năm (từ 2017 đến 2021), đội TP.HCM "xài hao" chiến lược gia nước ngoài nhất V-League. Dù vậy, thành tích duy nhất đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" có được là ngôi á quân V-League 2019, dưới thời ông Chung Hae-seong.

HLV Miura chịu chung số phận bị sa thải sau chưa đầy 1 mùa giống ông Fiard. Còn HLV Polking và dàn trợ lý được trả lương gần 700 triệu đồng/tháng, nhưng cũng rời đội với vị trí nửa sau bảng xếp hạng trước khi V-League 2021 bị hủy.

Vấn đề của CLB TP.HCM không dừng lại ở "thầy ngoại". Ở V-League, không nhiều đội bóng gắn với những tin đồn hào nhoáng như CLB này. Đội TP.HCM từng thử việc David N'Gog (cựu tiền đạo Liverpool), Rodrigo Possebon (cựu cầu thủ M.U) hay có tin liên hệ với Dimitar Berbatov (cựu tiền đạo lừng danh từng khoác áo Tottenham hay M.U). Những ngôi sao được trải thảm đỏ để về với CLB TP.HCM, nhưng thành tích đội bóng này rất hạn chế.

Bởi dù dùng HLV nội hay ngoại và có tin đồn ra sao, yếu tố cốt lõi làm nên thành công của đội bóng nằm ở chuyên môn. Sau những xáo trộn liên tục từ thượng tầng, đội ngũ huấn luyện đến nhân sự, CLB TP.HCM đã phải đua trụ hạng 2 mùa giải gần nhất.

Khởi đầu khá tốt ở V-League 2023-2024 (4 điểm sau 3 trận) không đảm bảo mùa giải này sẽ dễ thở hơn cho đội bóng của HLV tạm quyền Phùng Thanh Phương.

CLB TP.HCM cần gì?

Giai đoạn CLB TP.HCM ổn định nhất, là khi đội bóng này được ông Chung Hae-seong huấn luyện. HLV người Hàn Quốc thiết lập kỷ luật "thép", đòi hỏi cao độ ở học trò, xây dựng lối chơi thực dụng. Ngoài ra, ông Chung hiểu bóng đá Việt Nam sau 1 năm làm giám đốc kỹ thuật ở HAGL, nên đủ sức đương đầu khó khăn.

Tuy nhiên, mấu chốt thành công của đội khi ấy vẫn nằm ở đội hình rất ổn định, được bổ sung đúng chỗ, có độ dày và sự cân bằng giữa các tuyến. Với một nền tảng tốt, HLV Chung Hae-seong đã giúp CLB TP.HCM đua vô địch với CLB Hà Nội đến vòng cuối ở mùa 2019.

CLB TP.HCM có thực sự cần HLV ngoại?  - Ảnh 2.
CLB TP.HCM có thực sự cần HLV ngoại?  - Ảnh 3.

CLB TP.HCM thiếu định hướng phát triển cầu thủ

CLB TP.HCM

Nhưng, sự ổn định của CLB TP.HCM kéo dài quá ngắn ngủi. Những bản hợp đồng vội vã với cầu thủ kém chất lượng, trẻ hóa thiếu kiểm soát, hay chia tay nguyên một bộ khung đang vận hành ổn để đón về một dàn cầu thủ mới toanh, dù bởi lý do gì, cũng đều là "hạ sách".

Sự bất ổn này khiến CLB TP.HCM trở thành chiến hạm mất lái. Một đội bóng như vậy, HLV có tài giỏi đến đâu cũng khó lòng cứu được.

Mùa này, CLB TP.HCM có nhà tài trợ mới, với nhiều hứa hẹn hơn. Dù vậy, có lẽ trước khi tìm một "thầy ngoại" danh tiếng để thu hút đầu tư, đội TP.HCM nên tập trung điểm nhìn vào chiến lược phát triển đội bóng và xây dựng lực lượng trước tiên.

Việc bổ nhiệm HLV tạm quyền Phùng Thanh Phương là nước đi an toàn. Ông Phương hiểu bóng đá TP.HCM, từng dẫn dắt đội Sài Gòn và có mối quan hệ tốt với cầu thủ. Có lẽ lúc này, CLB TP.HCM cần những giải pháp đơn giản nhưng thiết thực như thế.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap