Vai trò then chốt của khối tư nhân trong việc đảm bảo xuất khẩu gỗ sạch cho thế giới |
thụy miên |
Ngày 28.10,ệtNamtrướctháchthứctăngtrưởngxuấtkhẩugỗsạchvàv9bet Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Nhóm nòng cốt đa bên thuộc khuôn khổ Hiệp định VPA/FLEGT và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Diễn đàn “Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam”. Trong đó, VPA/FLEGT là tên viết tắt của Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.
Khoảng 150 đại biểu đã tham gia diễn đàn, từ các cơ quan gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành liên quan, Phái đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ quán Đức, các viện nghiên cứu và các trường đại học, các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Bình Dương và các tỉnh thành liên quan khác
Đảm bảo Việt Nam xuất khẩu gỗ “sạch”
Mục tiêu của Diễn đàn “Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam” là thúc đẩy đối thoại giữa các bên liên quan trong ngành lâm nghiệp, bao gồm các cơ quan Chính phủ, hiệp hội gỗ, tổ chức phi chính phủ và các đối tác phát triển về chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp và bền vững.
Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới. Dự báo đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỉ USD.
(giữa) Giáo sư Phạm Văn Điển, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp |
thụy miên |
Để đạt mục tiêu này, giáo sư Phạm Văn Điển, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, nhấn mạnh việc cần thiết xây dựng và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế. “Việt Nam phải đảm bảo rằng 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp”, ông Điển cho biết.
Cả nước hiện có gần 14.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc và các sản phẩm khác từ gỗ với quy mô khác nhau, tạo ra hơn nửa triệu việc làm dài hạn cho người lao động. Bên cạnh đó, gỗ rừng trồng, đặc biệt là nguồn gỗ của hơn 1 triệu hộ gia đình, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ sạch và hợp pháp “Made in Vietnam”.
Vì thế, vai trò của các doanh nghiệp trồng rừng lấy gỗ (phối hợp với các hộ gia đình) và chế biến gỗ ngày càng quan trọng hơn nếu muốn đảm bảo 100% gỗ xuất khẩu từ Việt Nam là “hợp pháp”.
Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU đang góp phần thúc đẩy quá trình hình thành chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp và bền vững thông qua việc hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện thể chế và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, tiến tới cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam |
Thụy miên |
Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam, cho biết EU đang đề xuất yêu cầu các công ty nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào thị trường khối liên minh phải loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng tất cả những sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng và gây suy thoái rừng. Điều này càng làm nổi bật vai trò cấp thiết của người trồng rừng tại Việt Nam nếu muốn duy trì vị trí là nước xuất khẩu gỗ hàng đầu trong chuỗi cung ứng bền vững của thế giới
VPA/FLEGT quan trọng đến mức nào?
Gỗ và sản phẩm từ gỗ là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này ngày càng gia tăng trong suốt thập kỷ qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng từ 3,4 tỉ USD trong năm 2010 lên gần 15 tỉ USD trong năm 2021, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.
Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ năm của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt trên 1,03 tỉ đô la Mỹ, chiếm 9,2 % thị phần xuất khẩu.
Sau 6 năm đàm phán, Hiệp định VPA/FLEGT đã có hiệu lực kể từ tháng 06.2019. Đến tháng 9.2020, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 102 nhằm quy định những nội dung chính của hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam.
Khi hệ thống cấp phép FLEGT đi vào vận hành, Việt Nam sẽ chỉ xuất khẩu sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT hoặc giấy phép CITES vào thị trường EU. Tương ứng, phía EU cũng sẽ chỉ cho phép gỗ Việt Nam vào thị trường nếu gỗ có giấy phép FLEGT hoặc giấy phép CITES còn hiệu lực.