Ebay

Trong bộ quần áo bệnh viện mỏng dính, cơ thể tôi đúng nghĩa da bọc xương, vì tôi cao 1,67 m mà chỉ c ghế tựa bệt

【ghế tựa bệt】Vào viện thăm người ốm

Trong bộ quần áo bệnh viện mỏng dính,àoviệnthămngườiốghế tựa bệt cơ thể tôi đúng nghĩa da bọc xương, vì tôi cao 1,67 m mà chỉ còn 30 kg. Đáng sợ nhất vẫn là khuôn mặt. Hai má tôi hóp vào, vầng trán nhô lên nhợt nhạt, mắt lồi ra khỏi hốc, miệng lệch sang một bên, môi cũng trắng bệch, tóc tai bết lại vì không tắm gội, người hôi hám. Nói chung, mặt mũi và cơ thể tôi xộc xệch hẳn đi, điển hình của chứng suy nhược. Thời điểm đó, tôi là sinh viên năm thứ nhất, bị xuất huyết tiêu hóa quá nặng phải nằm viện.

Bên cạnh bệnh tật hành hạ, điều tôi ái ngại nhất là bạn bè, người thân đến thăm. Tôi không muốn ai nhìn thấy mình trong bộ dạng thảm hại này, đặc biệt là những cô bạn gái mà tôi ít nhiều để ý.

Thời đó, thông tin liên lạc không tiện như bây giờ, mẹ tôi ốm yếu không đến bệnh viện trông con được. Bà khóc đứng khóc ngồi khi dân làng đồn thổi tôi bị ung thư, chỉ còn da bọc xương. Mẹ tưởng tôi giấu mẹ. Một cô người làng tới viện thăm tôi, về nhà kể câu được câu chăng, rồi qua người này người kia thêm thắt, mà tôi thành ra như vậy.

Tới tận bây giờ, khi đã trở thành bác sĩ, tôi vẫn chứng kiến cảnh người ta "ríu rít" vào viện thăm người ốm. Tương thân tương ái, quan tâm lẫn nhau là lối sống tốt đẹp của người Việt. Nhưng tôi vẫn cho rằng, thương cho đúng lúc, chăm cho đúng chỗ. Bệnh viện không phải là nơi nghỉ dưỡng. Người ốm đến mức phải nằm viện luôn ở trong bộ dạng khó coi hơn bình thường. Với nhiều bệnh nhân, khắp người họ còn lỉnh kỉnh chai lọ và dây truyền. Bệnh nhân nặng sẽ phải cởi bỏ hết quần áo, trên người phủ chiếc ga mỏng, vệ sinh cá nhân phải thực hiện tại chỗ. Không ít lần, tôi gặp ánh mắt ngại ngùng của bệnh nhân nữ khi được đồng nghiệp hoặc bạn bè tới thăm.

Bệnh nhân cần phải được bảo vệ quyền riêng tư. Bệnh tật, tình trạng sức khỏe của mỗi người là chuyện riêng tư. Nhiều người không muốn cho người khác biết, chưa nói tới chuyện bị lan truyền. Trong khi khách tới thăm luôn tỉ mẩn hỏi han chi tiết: mắc bệnh gì, tình trạng ra sao, đến độ người ốm muốn giấu cũng không được.

Chúng tôi cũng luôn căn dặn bệnh nhân thư giãn, nghỉ ngơi, để cơ thể nhanh hồi phục. Nhưng nhiều người, vừa đặt lưng nằm xuống khi tiếp đón xong một đoàn, đã lại phải nhổm dậy cười nói với đoàn khác tới thăm. Tôi nhiều lần chứng kiến cảnh người đi thăm tay lăm lăm điện thoại, chụp ảnh, quay video ngay trong phòng bệnh, rồi vô tư đăng lên mạng xã hội.

Một tình trạng "cười ra nước mắt" nữa là dường như bất cứ khách đến thăm nào cũng là một bác sĩ. Họ thường không phải là người có chuyên môn, nhưng vẫn có thể thảo luận sôi nổi về bệnh tình và các phương thuốc với người bệnh hoặc thân nhân. Nhiều người còn hướng dẫn, gợi ý các kinh nghiệm chữa trị, giới thiệu các bài thuốc dân gian, thậm chí mang cả thuốc tới biếu, tặng. Lợi bất cập hại, họ khiến bệnh nhân hoảng hơn, hoang mang hơn, thiếu tin tưởng hơn với bác sĩ và cơ sở y tế đang trực tiếp điều trị cho mình.

Đi thăm người ốm không chỉ gây phiền toái cho bệnh nhân, mà còn cho cả bệnh viện, đặc biệt là trong tình trạng quá tải hiện nay. Người đang ốm, từ cảm cúm đến các bệnh truyền nhiễm khác, khi đến thăm bệnh nhân nằm viện, có thể trở thành tác nhân truyền bệnh cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân đang phải chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư, hay nhiều bệnh nặng khác, hệ miễn dịch cơ thể suy giảm nên rất dễ bị virus hay các bệnh truyền nhiễm tấn công. Tôi thấy nhiều người không được khỏe nhưng vẫn đi thăm bệnh nhân, gây nguy hiểm cho cả bệnh nhân và chính bản thân họ. Môi trường bệnh viện, đặc biệt là các khu điều trị luôn chứa vi khuẩn truyền nhiễm. Vào viện thăm người ốm có thể là con đường ngắn nhất để lây lan bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng.

Khác với nền y tế của các quốc gia phát triển - có lượng y tá, điều dưỡng đủ lớn - để đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh; hệ thống bệnh viện ở Việt Nam vẫn ít nhiều phải trông cậy vào người nhà bệnh nhân trong các hoạt động trông nom ngoài điều trị. Người đi thăm, phần lớn có thành ý thể hiện sự quan tâm, lo lắng và mong muốn động viên, hỗ trợ người bệnh. Nhưng bằng quan sát cá nhân của một người đã hơn 30 năm gắn bó với bệnh viện, tôi thấy vào viện thăm nhau là chuyện phiền hà không cần thiết.

Trước khi định vào viện thăm ai đó, bạn hãy tự hỏi sự xuất hiện của mình có thực sự hữu ích cho quá trình cải thiện bệnh tình của người ốm không. Nếu câu trả lời không thực sự rõ ràng, một tin nhắn ấm áp, một cuộc điện thoại thân tình là vừa đủ.

Trần Văn Phúc

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap