【zalo web】Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Bác sĩ 2 năm phẫu thuật hơn 900 bệnh nhân
Tốt nghiệp ngành y năm 2013,àyThầythuốcViệtNamBácsĩnămphẫuthuậthơnbệnhnhâzalo web bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết (31 tuổi, quê Hưng Yên) có nhiều lựa chọn cho công việc ở thủ đô, nhưng anh đã tình nguyện tham gia dự án 585 đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa và là 1 trong 7 bác sĩ đầu tiên tình nguyện lên vùng cao. Sau khi được đào tạo chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tháng 7.2017, anh lên Lào Cai nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện đa khoa H.Bắc Hà. Đây là một địa bàn khó khăn của tỉnh Lào Cai, đời sống người dân còn nghèo và lạc hậu.“Tôi là con út nên khi thấy tôi tình nguyện đi, mẹ can ngăn vì lo tôi vất vả. Nhưng tôi vẫn quyết tâm xách ba lô lên núi”, anh Quyết chia sẻ. Hỏi vì sao lại sẵn sàng đến vùng khó khăn như vậy, anh Quyết cho biết từng có thời gian sống ở một huyện nghèo của tỉnh Lào Cai nên thấu hiểu cảnh khó khăn, thiếu thốn của bà con. Sau này, khi về thủ đô học và có những ngày lên tình nguyện ở vùng cao, anh càng nuôi suy nghĩ sẽ về hỗ trợ đồng nghiệp và giúp đỡ bà con nơi đây.Sau hơn 2 năm làm việc, đến tháng 11.2019, bác sĩ Quyết đã tham gia hơn 900 ca mổ chấn thương, tiêu hóa, sản khoa, cứu sống người bệnh, trong đó có các ca mổ nặng và nguy hiểm. Có lần anh đã thức trắng 2 đêm, từ thứ bảy đến sáng thứ hai để mổ nhiều ca. Lãnh đạo bệnh viện nhắc anh ngủ bù, nhưng có ca bệnh mà thiếu người mổ, anh vẫn làm. “Ở đây ít bác sĩ nên tôi thường xuyên phải mổ chính, trung bình 1 - 2 ca/ngày, có ngày cao điểm 8 - 9 ca. Tôi cũng không nghĩ mình đã mổ nhiều đến thế nhưng vì thiếu bác sĩ nên dù nhiều bệnh nhân vẫn phải xử lý hết thôi”, anh Quyết chia sẻ.Anh Quyết cũng chia sẻ nhiều trường hợp anh phải “đánh liều” cứu bệnh nhân. “Đặc biệt là về sản khoa, ở đây người dân vẫn có quan niệm chỉ đến viện khi không đẻ được chứ còn bình thường không bao giờ đi khám thai cả. Trong ca trực của tôi đã từng gặp một sản phụ chừng 15 - 16 tuổi, vào viện sau khi sinh con ở nhà nhưng không sinh được. Khi vào thì phát hiện bệnh nhân có biểu hiện của bệnh tiền sản giật, thai lúc đó đã bị suy rồi. Tình trạng như thế buộc phải mổ cấp cứu, vừa đem lại an toàn cho mẹ và cứu con nữa. Nhưng người nhà lại không đồng ý mổ, người ta rất sợ, nói đưa đến viện để bác sĩ làm thế nào cho đẻ được thôi. Lúc ấy, tôi phải gọi các bác sĩ người Mông đến giải thích để xử lý trong vòng mấy chục phút thôi. Thậm chí hồ sơ, sổ sách còn chưa kịp làm xong đã buộc phải đưa vào mổ”, anh Quyết nhớ lại.Ở Bệnh viện đa khoa Bắc Hà, bác sĩ Quyết không chỉ làm chuyên môn của mình là ngoại khoa và sản khoa. Trong những ca trực chỉ có một mình, anh còn phải làm nhiều công việc khác, kể cả nhi khoa. Nhiều bé sơ sinh hoặc những trẻ em không may bị tai nạn đã được anh cứu sống trong gang tấc. Do điều kiện bệnh viện thiếu trang thiết bị, có những ca không đủ điều kiện cứu chữa phải gửi lên tuyến trên mà bệnh nhân không có tiền, anh lại vận động quyên góp để hỗ trợ bệnh nhân…Chia sẻ về công việc của mình, anh Quyết nói: “Chỉ có tuổi trẻ mới có nhiều điều kiện cống hiến cho cộng đồng, nên tôi không ngại dấn thân. Những ngày công tác ở vùng cao sẽ là quãng đời đẹp nhất trong cuộc đời của tôi”. Với những nỗ lực không mệt mỏi, bác sĩ Chiến đã được T.Ư Đoàn trao tặng Giải thưởng tình nguyện quốc gia năm 2019.