Ấm áp như gia đình
11 giờ,Ơnnghĩakhiếnngườiphụnữmởquánbuffetchayđồngởgokurakugai quán chay Như Tâm đông người ghé ăn trưa. Trước cửa, chủ quán có đặt tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, không ít người nán lại thắp nhang, nguyện cầu trước khi dùng bữa. Không gian quán rộng rãi, chủ quán treo các bức tranh Phật, những câu nói hay, ý nghĩa về Phật pháp. Dù đông người đến ăn nhưng quán rất yên bình, nhạc thiền vang lên giúp thực khách thư giãn, tâm thanh tịnh hơn.
Khi PV Thanh Niên đến, chị Ngọc Trung (46 tuổi), chủ quán chay 0 đồng, đang tất tả cùng nhân viên chuẩn bị đồ ăn. Mỗi khách ghé quán, chị đều hỏi thăm, nhiệt tình mời vào ăn trưa. Quán mở từ 8 - 20 giờ. Hôm nay, quán có các món như bánh ướt, cơm chiên, bún chay, hủ tiếu chay… cùng các món tráng miệng.
Chị Trung kể, trước đây bà ngoại chị tu ở Tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Bà ngoại rời xa cõi tạm 13 năm nay. Trước khi mất, ngoại có nói những lời cuối, mong cháu làm việc gì đó để trả ơn cuộc đời. Chị luôn để tâm lời nói của ngoại và ấp ủ dự định sau này sẽ mở một quán cơm.
Năm 2016, chị thuê mặt bằng vừa mở quán chay vừa kinh doanh riêng. 3 năm đầu, quán bán buffet với giá 17.000 đồng. 3 năm sau, tình hình khó khăn, chị buộc tăng lên 25.000 đồng để trang trải.
"Tôi mở quán chay, gia đình không ai ủng hộ. 6 năm đầu, chồng tôi đến quán được khoảng 5 lần nhưng tôi vẫn mê, vẫn thích làm. Một lần, anh nói với tôi rằng "nếu em bán đồ chay 0 đồng, không lấy tiền, anh sẽ ủng hộ". Tôi quý anh vì câu nói đó, nhận ra từ trước đến nay đã hiểu lầm anh. Tôi thu xếp và nhanh chóng quyết định bán với giá 0 đồng vào tháng 6 âm lịch năm ngoái", chị Trung chia sẻ.
Động lực để chị Trung tâm huyết với quán chay này là ơn Phật pháp và di nguyện của bà ngoại. Những khó khăn về kinh phí, về mặt bằng, chị đều cố gắng cùng nhân viên vượt qua. "Một tháng sau khi bán đồ chay với giá 0 đồng, chồng tôi ra đi mãi mãi. Tôi rất buồn nhưng không để bản thân gục ngã vì bên cạnh vẫn còn cha mẹ và 4 đứa con. Tôi càng cố gắng làm nhiều hơn, đầu tư tâm huyết vào quán chay. Tôi tự động viên phải mạnh mẽ làm điều tốt để thấy cuộc sống có ý nghĩa", nói đoạn chị lấy tay gạt nước mắt.
Hạnh phúc không tả nổi
Bà Huỳnh Thị Thanh Nhàn (60 tuổi, ở H.Nhà Bè, TP.HCM) biết quán chay đã 2 năm nay. Mỗi khi có việc đi vào trung tâm TP, bà đều ghé thắp nhang và ăn trưa ở quán. "Cơm ở đây rất ngon. Trước đây quán có thu tiền nhưng hiện bán với mức giá 0 đồng. Việc bán miễn phí như vậy sẽ giúp mọi người quen với việc ăn chay đồng thời giúp người lao động nghèo tiết kiệm chi phí. Tôi rất ủng hộ việc làm của chủ quán", bà Nhàn bày tỏ.
Mỗi ngày quán có khoảng 300 lượt khách. Vào 4 ngày ăn chay chính là ngày 30, mùng 1, và 14 - 15 âm lịch, quán thu mỗi người chút tiền để hỗ trợ đóng tiền điện nước. Trước giờ, chủ quán không nhận quyên góp từ người khác, dùng tiền riêng và tiền ủng hộ ở thùng tùy tâm để mua rau củ. "Niềm vui của tôi là nhìn mọi người đến quán thưởng thức những món chay ngon miệng, ấm lòng. Bên ngoài có những lúc mệt mỏi, tôi chạy về quán, về với con. Tôi thấy mọi người, đặc biệt là những trẻ con ăn uống, hạnh phúc không gì có thể tả được", chị Trung tâm sự.
Chị Mỹ Linh (46 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) cùng gia đình cũng đến ăn thử quán chay và ấn tượng với không gian của quán vì vừa thanh tịnh vừa sạch sẽ. "Tôi biết quán chay này thông qua mạng xã hội nên hôm nay cả nhà đến. Nhà tôi cũng ăn chay trường. Tôi thấy việc ăn chay rất tốt, có sức khỏe nên hướng chồng và các con ăn cùng. Cả nhà khen ngon với các món chay tại quán", chị Linh chia sẻ.