Nhập viện vì tập luyện quá sức
Vừa qua,ìsaobịsuythậnkhitậpthểdụcgắngsứbệt inax bệnh nhân N.M.H (37 tuổi, trú tại Hà Nội) đang chạy bộ thì thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần nơi chạy, sau đó chuyển tới Bệnh viện E (Hà Nội).
Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.
Bệnh nhân H. có tiền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải thi chạy bộ.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, buộc phải điều trị tích cực, lọc máu. Sau 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện.
Hay trước đó vào tháng 6.2020, nam thanh niên 20 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện điều trị sau 4 buổi tập gym. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị tiêu cơ vân, bí tiểu do tập thể hình quá sức.
Tiêu cơ vân, suy thận do tập luyện gắng sức
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Thanh Lịch - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cấp cứu - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM) cho biết, khi chạy đường dài hoặc tập luyện quá sức, cơ bắp bị phá vỡ, thải myoglobin qua máu và đến thận để lọc ra. Khi cơ bị tổn thương nghiêm trọng do gắng sức, các sợi cơ có thể bị phá vỡ, rò rỉ loại protein trong sợi cơ vào máu và có thể bị mắc kẹt trong thận. Lúc này, thận bị dồn nén quá mức, dẫn đến suy thận. Nhiều trường hợp vào viện khi đã suy thận cấp, rối loạn điện giải gây tăng kali và phospho máu.
Với những người ít vận động, đột nhiên vận động mạnh, nhanh, quá sức, nguy cơ bị tiêu cơ vân là rất cao. Tuy nhiên, vì triệu chứng điển hình của tiêu cơ vân là đau cơ, rất dễ gặp trong cuộc sống, nên nhiều người thường bỏ qua.
Tiêu cơ vân, nếu nhẹ sẽ tự khỏi, nếu nước tiểu chuyển màu đỏ sẫm là dấu hiệu khi bệnh đã diễn tiến nặng, thường là suy thận. Ngoài tiêu cơ vân gây suy thận, vận động mạnh có thể gây nhồi máu cơ tim, xuất huyết não. Đây được xếp vào nhóm nguy cơ cao gây tử vong khi thể dục quá sức.
Béo phì, sử dụng thuốc lá, thiếu hụt enzyme cơ và một nghiên cứu gần đây cho thấy đặc điểm hồng cầu hình liềm, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu cơ vân. Đàn ông cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn phụ nữ.
Để tập thể dục hiệu quả
Bác sĩ Lịch chia sẻ, tập thể dục là một phương pháp tốt để bảo vệ sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên cần tập luyện điều độ và đúng cách, tránh việc gồng mình luyện tập với cường độ cao dẫn đến những chấn thương hay thậm chí là tình trạng suy thận.
Cũng theo bác sĩ Lịch, khi tập thể dục cần lưu ý những điều sau:
- Không tập thể dục quá nặng khi chế độ ăn ít calorie hoặc sau thời gian nhịn đói kéo dài.
- Đảm bảo đủ năng lượng để cho phép cơ bắp hoạt động hiệu quả.
- Khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, đặc biệt là một bài tập mới, hãy thực hiện từ từ và nghỉ ngơi khi cơ thể có dấu hiệu quá tải. Đừng quá thúc ép bản thân.
- Uống đủ nước và tránh làm cơ thể quá nóng.
- Sau vận động phải uống nước đầy đủ, vì mất nước làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp, đồng thời uống nhiều nước giúp đào thải các chất gây hại cho thận.
"Ai cũng có thể gặp hiện tượng tiêu cơ vân khi vận động thể thao cường độ cao hay lao động cần dùng thể lực. Nếu có những hiện tượng đau, mệt mỏi nhiều, huyết áp tụt, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời", bác sĩ Lịch khuyến cáo.