Đánh giá trên được ông Eric Broussard nêu tại Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon 2023,óchủtịchAmazonViệtNamlàmắtxíchcungứngmớinổkqxsmb 30 ngày hôm 19/10 tại TP HCM. Ông Eric là Phó chủ tịch Tập đoàn Amazon phụ trách Khối Đối tác bán hàng quốc tế. Ông làm việc ở Amazon 25 năm và đây là lần đầu tiên đến Việt Nam.
"Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa danh mục hàng hóa trên sàn nhờ lợi thế là một trung tâm sản xuất (hub) mới của châu Á và thế giới, với năng lực cung ứng sản phẩm phong phú. Ngoài ra, tinh thần khởi nghiệp tại đây rất cao, góp phần gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử toàn cầu", ông Eric giải thích.
Theo báo cáo mới công bố của Amazon, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8, doanh nghiệp Việt Nam bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên sàn này, giá trị tăng 50% so với giai đoạn cùng kỳ 2022. Trong đó, 5 ngành hàng bán chạy nhất gồm nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe - chăm sóc cá nhân, may mặc và làm đẹp.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết 2023 là năm đầu tiên ngành hàng làm đẹp vào top 5. Trong đó, các sản phẩm như lông mi - móng tay giả, serum dưỡng mi - mọc tóc, bột trắng răng, kem liền sẹo "Made in Việt Nam" rất hút hàng.
Trong cùng giai đoạn thống kê, số đối tác bán hàng Việt Nam cũng tăng 40%. Tuy nhiên, tập đoàn không tiết lộ số lượng cụ thể mà chỉ cho biết là "hàng nghìn". Hiện có khoảng 90% nhà bán hàng Việt trên sàn là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Số ít các doanh nghiệp lớn bắt đầu mở shop kinh doanh trên này như gốm sứ Minh Long, đồ gỗ BeeFurni, rong nho Trường Thọ, hay gần đây là bút bi Thiên Long.
Đánh giá cao triển vọng, ông Eric tuyên bố cam kết nâng cao sự hiện diện của Amazon tại Việt Nam. Trong động thái mới nhất, nền tảng này vừa đưa vào hoạt động Trung tâm Đào tạo Amazon Day-1 Việt Nam và văn phòng làm việc mới tại TP HCM. Đây là trung tâm kết nối và đào tạo tại chỗ đầu tiên của Amazon ở Việt Nam với sức chứa 100 người, cùng với một studio sản xuất và phát sóng các nội dung đào tạo trực tuyến về thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Access Partnership (Anh), kim ngạch xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam năm 2022 ước đạt khoảng 80.000 tỷ đồng. Con số này có thể đạt đến gần 300.000 tỷ đồng năm 2027 nếu doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu trực tuyến.
Ông Eric Broussard cho rằng sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng từ offline sang online vẫn đang diễn ra. Do đó, dư địa phát triển cho bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới còn rất lớn, nhất là khi tỷ trọng xuất khẩu hình thức này so với xuất khẩu truyền thống còn bé.
"Để tăng tỷ trọng xuất khẩu online, ngoài việc thông tin cho các doanh nghiệp biết đến hình thức này nhiều hơn, còn phải phát triển hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ cho ngành", ông Eric cho biết. Ví dụ, ngoài đối tác hàng không, Amazon năm nay còn có thêm đối tác đường biển, để nhà bán hàng Việt Nam xuất khẩu B2C (bán lẻ đến khách hàng) thuận tiện hơn.
Viễn Thông