Mũi Điện của Phú Yên được cho là điểm cực đông của Việt Nam. Và Bãi Môn nằm kề ngay dưới chân Mũi Điện,ừathứcdậyđãsaynắngđầungàyBãiMôlệ cược là bãi biển hứng ánh nắng mai đầu tiên trên đất liền nước ta.
Có hai cách để trở thành người đón bình minh sớm nhất bên bờ Biển Đông. Một là, xuất phát thật sớm đến Bãi Môn trước khi mặt trời lên. Hai là, cắm trại qua đêm ngay trên bãi cát. Trong ảnh, nhóm du khách đến Bãi Môn từ hôm trước, dựng lều ăn uống, vui chơi, hôm sau thức dậy với con nắng đầu ngày
TRÍ MINH
Nhiều người địa phương cũng chọn cách ở lại qua đêm trên bãi cát, sáng sớm thức dậy chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên biển. "Nhà tôi ở cách Bãi Môn hơn 70 cây số nên đến đây từ chiều, cắm trại rồi ở lại buổi tối để sớm bữa sau dậy cho thong thả", anh Hoàng Đăng Vương, người dân ở H.Đồng Xuân, Phú Yên cho biết
TRÍ MINH
Bãi Môn nằm trọn giữa hai mũi đất chồm ra Biển Đông gồm Mũi Điện và Mũi Nạy. Trên đỉnh Mũi Điện có ngọn hải đăng hơn 100 tuổi, tầm nhìn bao quát, toàn cảnh ban mai. Tuy nhiên, để đến đó, phải leo 400 bậc thang dài khoảng nửa cây số đường núi dốc, nên nhiều người chọn cách ở dưới bãi
TRÍ MINH
Khu vực này không có nhà dân, hầu như không có dịch vụ. Đầu đường vào, có quán nhỏ bán nước giải khát, thức ăn, cho thuê một số vật dụng. Tuy vậy, khách đến ở qua đêm hay tham quan trong ngày đều tự mang theo đồ dùng, thức ăn nước uống
TRÍ MINH
Bãi biển nơi đây dài, mịn màng, hoang sơ. Bờ bãi phẳng phiu, nếu có dấu chân người, gió sẽ thổi cát lấp đi. Ở phía chân núi phía nam, có những khoảnh khắc, sóng lặng biển trong đến mức nhìn rõ lớp đá trải lô nhô dưới làn nước xanh ngắt
TRÍ MINH
Danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện thuộc địa phận xã Hòa Tâm, TX.Đông Hòa, Phú Yên. Có hai tuyến đường dài gần 30 km từ TP.Tuy Hòa, tỉnh lỵ của Phú Yên để đến đây, gồm quốc lộ 1 và đường ven biển Hòa Hiệp - Phước Tân - Bãi Ngà
TRÍ MINH
Điểm thú vị là Bãi Môn có một con suối khá lớn từ trong rừng rậm đèo Cả chảy ra. Dòng suối không đâm thẳng xuống bãi cát mà nhẹ nhàng len theo chân núi rồi xuôi ra biển. Ngay chỗ ghềnh đá phía nam, là nơi chứng kiến dòng nước ngọt hòa vào nước mặn
TRÍ MINH
Trước khi bị đại dương hút mất, con suối dềnh dàng ở phía tây. Có đoạn chảy qua vùng đất thấp, nước suối lắng đọng lại thành như con sông nhỏ. Hai bên bờ nước uốn lượn, cỏ cây mọc xanh um, thành điểm check-in chụp ảnh của du khách. Phía xa có cả đàn bò được người dân chăn thả, tự đi tìm cỏ
TRÍ MINH
Du khách đi dạo hoặc tiêu khiển bằng cách đào cát bắt còng. Còng, cáy chạy trốn trong cát rất nhanh, phải có chút kinh nghiệm hoặc được người địa phương chỉ dẫn mới tóm được. Trên biển vắng, chỉ có tiếng sóng nhỏ rì rào, thỉnh thoảng nghe tiếng cười đùa của nhóm trẻ em được cha mẹ cho tắm ở gần bờ
TRÍ MINH
Bãi Môn thường chỉ nhiều khách vào dịp cuối tuần. Nhưng vắng người cũng là điều thú vị. Giữa hai bờ núi dốc, từ dưới bãi cát vàng, mở cửa lều bước ra hít hà làn gió sớm, nhìn tia nắng đầu tiên rơi xuống đất liền, mang đến cảm xúc lý thú. Vì chỉ ít lâu sau, nắng lên gắt, phải thu dọn lều trại đi về.
TRÍ MINH