"Tôi là Quản lý Phòng Hành chính - Nhân sự của một công ty,ửnhânđạihọckhôngkinhnghiệmnhưngchêlươngtriệepson l805 tham gia và tuyển dụng nhiều vị trí trong doanh nghiệp. Ví dụ như vị trí kỹ sư, các ứng viên mới ra trường không vững lý thuyết cơ bản, kinh nghiệm chưa có, tuyển dụng vào để đào tạo, công ty trả lương 10 triệu đồng thì chê ít, các bạn nói mình thử việc vị trí kỹ sư ít nhất lương trên 12 triệu đồng, trong khi bản thân đi phỏng vấn nhiều nơi nhưng không ai nhận dù đã ra trường được 4-5 tháng".
Độc giả TRUNG AN TRANchia sẻ sau thông tin Gần 77% người tìm việc ở TP HCM có trình độ đại học trở lên. Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố (Falmi) vừa công bố, trong hơn 32.300 người đang tìm việc, lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm gần 77% và gặp nhiều khó khăn hơn các nhóm khác. Báo cáo đã khảo sát 14.540 doanh nghiệp với gần 70.000 vị trí việc làm và 32.305 người tìm việc.
Cũng làm công việc tuyển dụng nhân sự, độc giả có nickname phongnyknói đã chuyển hướng sang tuyển các ứng viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học vì kiến thức và kỹ năng không quá khác biệt so với nhóm tốt nghiệp đại học, lại vui vẻ chấp nhận mức lương thấp hơn:
"Sau vài năm tuyển nhân viên có bằng đại học tôi đã chuyển sang tuyển các em có bằng cao đẳng, trung cấp. Lý do là tuyển ai thì cũng phải đào tạo, chỉ việc như nhau nhưng lương cho ứng viên trình độ cao đẳng, trung cấp thì thấp hơn đại học 25-30% và các em vui vẻ chấp nhận hơn các em đại học.
Năng suất, hiệu quả làm việc của các em không khác nhau mấy. Có khác nhau chút là các em học đại học tư duy logic hơn một chút nên tiếp thu nhanh hơn, còn kiến thức thực tế thì một chín, một mười với các em cao đẳng hoặc trung cấp".
Cũng theo báo cáo của Falmi, trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các vị trí cần trình độ từ đại học trở lên chỉ chiếm gần 23%, tỷ lệ này ở nhóm cao đẳng là 24,61%, trung, sơ cấp chiếm gần 39%. Có đến 13,55% nhu cầu tuyển dụng cần lao động phổ thông với gần 9.500 vị trí việc làm, tập trung chủ yếu ở các nhóm kinh doanh thương mại, bảo vệ, tư vấn, chăm sóc khách hàng, kho bãi...
Độc giả Nguyễn Anh Dâncho rằng chuyện cử nhân đại học thất nghiệp nhiều không lạ, bởi:
"Khoảng 40 năm trước, số lượng trường đại học trong nước không nhiều, và chỉ có đại học công lập. Các trường đại học chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Số lượng tuyển sinh đầu vào rất hạn chế. Thời ấy, sinh viên tốt nghiệp đại học được Nhà nước phân công nhiệm sở. Không ai tốt nghiệp đại học mà thất nghiệp. Theo thời gian, đại học mọc lên ngày một nhiều.
Hầu như tỉnh, thành nào cũng có trường đại học. Có những tỉnh có hai, ba trường đại học. Và cổng trường đại học không còn xa vời vợi như trước kia. Có thể nói, có tiền đóng học phí là có thể trở thành sinh viên đại học. Nhu cầu "được học đại học" của đông đảo học sinh đã được đáp ứng.
Sau bốn, năm năm học là nghiễm nhiên có bằng đại học. Số người có trình độ đại học ngày một nhiều, cung đã vượt cầu. Ví dụ một nhà máy cần 10.000 công nhân sản xuất, nhưng có khi chỉ cần 10 hoặc 20 kỹ sư là đủ.
Vì vậy số người tốt nghiệp đại học thất nghiệp cao không có gì là lạ".
Đồng quan điểm, độc giả Minhcho rằng:
"Theo tôi nên định hướng lại việc học để làm. Các nước tiên tiến luôn chú trọng việc học nghề, nghề càng thực tế, tinh dụng thì càng được trọng dụng. Điển hình là nước Đức. Thế nên trào lưu học đại học cần được xem lại. Tôi đã đi làm ở các doanh nghiệp sản xuất, họ quý những người thợ lành nghề hơn và dành nhiều ưu đãi hơn.
Các trường đào tạo nghề Việt Nam nên liên kết các trường nghề các nước phát triển để cho ra lò những người thợ chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.