Nhiều trường THCS,ỏahệthốngthưviệnĐặngThùyTrâty le keo malai THPT có thư viện nhưng lại thiếu sách, còn nhiều trường chưa có thư viện dù các em HS có nhu cầu đọc sách.
Thiếu sách đọc và thiếu thư viện trong nhà trường là câu chuyện cần giải quyết. Vì HS không có sách đọc hay không đọc sách thì khi tiếp cận tuổi trưởng thành sẽ thiếu thốn vốn kiến thức rất nhiều. Nhu cầu đọc sách ở những trường học tại nông thôn hay miền núi đang là nhu cầu có thật. HS ở những trường học đó chưa thể có điện thoại thông minh hay iPad và laptop để thường xuyên lên mạng. Và đọc sách trên mạng cũng chưa là chuyện phổ biến, so với chơi game, chẳng hạn.
Với tinh thần quyết tâm đưa sách đến với các trường học, một nhóm thiện nguyện tại Quảng Ngãi đã kêu gọi xã hội cùng chung tay đóng góp mua sách phù hợp với HS THCS và THPT để xây dựng các thư viện mang tên bác sĩ - liệt sĩ - anh hùng Đặng Thùy Trâm, một trí thức tiêu biểu đã hy sinh trong chiến tranh, nhưng đã để lại tập Nhật ký được xuất bản gây tiếng vang lớn, đã được dịch và xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tên bác sĩ Đặng Thùy Trâm, một trí thức trưởng thành từ văn hóa đọc và đã tận hiến cả cuộc đời mình cho người bệnh, cho thương binh, cho nhân dân, xứng đáng được đặt cho hệ thống thư viện trong trường học, kêu gọi tinh thần ham đọc sách, thu nhận những kiến thức từ sách cho các lứa tuổi HS phổ thông trong cả nước.
Để có được một "hệ thống thư viện Đặng Thùy Trâm" lan tỏa đầu tiên trong tỉnh Quảng Ngãi và mở rộng ra trong cả nước, nhóm thiện nguyện văn hóa đọc sách đã và sẽ tổ chức vận động những tổ chức và cá nhân trong xã hội cùng vào cuộc để có sách, có thư viện đọc sách trong các trường THCS và THPT ở diện rộng.
Bây giờ, chúng ta đều thấy sự cần thiết của sách đối với tuổi học đường, và làm sao để HS tự rèn luyện thói quen đọc sách, thói quen này khi đã đồng hành cùng tuổi học đường của các em, sẽ theo các em suốt cuộc đời. Vì đọc sách là câu chuyện thật lâu dài, chứ không phải câu chuyện trong ngắn hạn, trong thời điểm.
Mục đích phát triển hệ thống thư viện Đặng Thùy Trâm là nhằm đáp ứng cho sự phát triển văn hóa đọc sách tại VN, trong khi đất nước chúng ta đang phát triển và rất cần tiếp nhận những kiến thức từ đọc sách, rất cần xây dựng thói quen đọc sách cho mọi người, nhất là cho lứa tuổi học đường.