Vì lẽ đó mà cứ mỗi thứ tư và chủ nhật hằng tuần,êuthươnggóigọntrongtừngsuấtcơmđồghế nhựa duy tân căn bếp nhỏ mang tên Bếp An Yên bên đường Cầu Bươu, Hà Đông, Hà Nội lại nổi lửa. Những tình nguyện viên luôn sẵn sàng để chuẩn bị hàng trăm suất cơm 0 đồng gửi đến những bệnh nhân nghèo tại bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tết Nguyên đán 2023, khi các hội nhóm và nhóm từ thiện đều tạm dừng hoạt động, chị Nguyễn Thị Vân (Hà Đông, Hà Nội) và một số người quen đã đứng ra thành lập bếp ăn từ thiện Bếp An Yên (cơm 0 đồng) nhằm giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Theo chị, những ngày nghỉ lễ bệnh nhân nặng vẫn phải ở bệnh viện, có những người nghèo nhà xa chẳng về, viện là ngôi nhà thứ hai của họ. Một phần cơm nhỏ thôi cũng có thể giúp no bụng, tiết kiệm chút kinh phí để chống chọi lại bệnh tật.
Bằng tấm lòng yêu thương, các thành viên mong sao có thể góp chút công sức động viên bệnh nhân và người nhà mau chóng vượt qua nghịch cảnh, tích cực điều trị và trở về với gia đình.
Ước mơ thành lập được một bếp ăn từ thiện đã được chị Vân ấp ủ từ 10 năm trước và giờ đã trở thành hiện thực. Chị đã từng nghe một bác sĩ nói: "Ở viện K Tân Triều tuyến đầu, cho dù không phải 100% nhưng những người vào đây thì họ và gia đình đã quá khổ rồi, có người chỉ uống nước, ăn mì tôm sống qua ngày". Vì vậy mà nhóm đang hoạt động chủ yếu ở 2 bệnh viện là Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Mới đầu thành lập, bếp ăn rất khó khăn vì ít nhân lực, thiếu nguồn kinh phí, mỗi ngày bếp chỉ phát được 100 -120 suất ăn. Sau đó một thành viên trong nhóm là chị Trương Thị Kim Chi (Hà Đông, Hà Nội ) đã lập kênh TikTok, Facebook cho nhóm, sau đó nhóm đã được nhiều người biết đến hơn và ủng hộ, đồng hành. Hiện tại nhóm đã có thể cung cấp 500 - 600 suất ăn mỗi ngày.
Các tình nguyện viên đa phần là sinh viên, các bạn trẻ và các cô, chú lớn tuổi, có của thì góp của, có sức thì giúp sức, hăng hái tham gia cùng nhóm. Bếp bắt đầu chuẩn bị các suất ăn từ sáng lúc 7 giờ 30, sau đó dọn dẹp và đóng hộp cẩn thận các suất ăn để mang đến phát ở cổng bệnh viện từ 15 – 17 giờ.
Công đoạn chuẩn bị được lên lịch rất rõ ràng và cẩn thận, đồng nghĩa với việc mất nhiều thời gian hơn, nhưng khi hỏi "mọi người có mệt không?", các thành viên đều hăng hái trả lời "không mệt vì vui lắm!".
Bếp nói không với đồ đông lạnh, các món đều do nhóm tự nấu, không phẩm màu, không chất bảo quản. "Người bệnh họ đã mệt và bệnh nặng rồi, nên đồ ăn phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn", chị Vân chia sẻ.
Bếp còn chia ra hai suất ăn cho bệnh nhân lớn và bệnh nhân nhỏ. Trước khi lên thực đơn mỗi buổi, chị Vân sẽ xin ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia tìm hiểu để biết bệnh nhân ăn gì, kiêng gì. Mỗi nhóm bệnh nhân sẽ có thực đơn riêng để phù hợp với tình trạng điều trị của người bệnh, mong sao có thể đem đến cho bệnh nhân những suất ăn ngon, sạch và đầy đủ chất dinh dưỡng. Chị Vân vẫn luôn dặn mọi người phải trân trọng, cẩn thận trong từng bước chuẩn bị suất ăn vì đối với những bệnh nhân ung thư, bữa ăn hôm nay có thể sẽ là bữa ăn cuối cùng của họ.
Trao đi những suất ăn ý nghĩa, nhóm đã nhận lại vô số những lời cảm ơn, nụ cười trên môi các bệnh nhân và trên hết là tình yêu thương đã được lan tỏa và đón nhận. Mỗi ngày nhóm đều đăng lên Facebook cập nhật thực đơn mới cho các bệnh nhân; không chỉ vậy nhóm còn nấu theo sở thích của các bệnh nhân nhí nhưng vẫn tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Những ngày lễ, tết có thể là một thứ đơn giản với người bình thường nhưng đối với những bệnh nhân, đặc biệt là các "chiến binh nhí", thì những ngày lễ được ra ngoài hòa vào không khí lại là một "thứ xa xỉ". Vì vậy mà Bếp An Yên đã mang nó đến với những bệnh nhân nơi đây. Bếp đã tổ chức ngày lễ Quốc khánh 2.9, tết thiếu nhi và trung thu cho các bệnh nhân nhí ở đây. Các bệnh nhân nhí cười vui reo hò khi nhìn thấy các bạn lân, chú hề, bóng bay. Những điều đơn giản, nhỏ nhoi vậy thôi nhưng với những bệnh nhân ấy là thứ gì đó khá "xa xỉ" vì trong viện "bạn thân" lại là những chiếc kim tiêm, giường bệnh, bịch thuốc… Các em còn nhỏ nhưng phải gắn bó với giường bệnh nhiều hơn là sân vui chơi hay công viên, sự đau đớn nhiều hơn nụ cười. Bởi vậy mà mỗi ngày chúng ta được sống một cuộc sống bình thường đã là một niềm hạnh phúc.
Trong tương lai, chị Vân mong rằng bếp sẽ phát triển và hỗ trợ được ở nhiều nơi, giúp đỡ nhiều hơn nữa các hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa tình thương và sự tử tế đến với cộng đồng, vì trao đi yêu thương là còn mãi.